Người học luôn giữ niềm tin về học ngoai ngữ: một số niềm tin bắt nguồn từ trải nghiệm của người học và một số lại đến từ đài báo, gia đình hoặc bạn bè. Một loạt các niềm tin kiểu như vậy có thể tác động lớn tới việc người học tiếp cận ngôn ngư, sử dụng như ngôn ngữ – đó được gọi là tư duy (mindset)

Điều này ám chỉ đến 2 loại tư duy: (a) tư duy cố định/ cố hữu (fixed mindset) ở đó người học tin rằng năng lực của 1 người học ngoai ngữ là tài năng vốn có, không thể thay đổi bởi hai, và (b) tư duy phát triển (grow mindset) – ở đó người học tin rằng  họ có thể phát triển khả năng hoc ngoại ngữ bằng chiến thuật đúng đắn, động lực cụ thể và đầu tư về thời gian và sức lực của họ. Trong thực tế, hầu hết mọi người  đều mang luồng tư duy đâu đó nằm giữa tư duy cố định và tư duy phát triển.

Về bản chất, để có được mindset phát triển là điều tuyệt vời; và người học cần luôn tin rằng họ có thể tạo ra sự khác biệt trong quá trình học tập và phát triển bản thân. Tư duy phát triển không chỉ giúp người học có thể kiểm soát được việc học, mà điều đó còn có nghĩa là bất cứ điều gì người học thực hiện đều ảnh hưởng đến kết quả học tập. Nghĩa là: khi người học mắc lỗi- việc này không xác định người học là ai, mà đó là cơ hội để họ tiếp tục học tập.

Vô tình mắc sai lầm không phải là kết luận cuối cùng về năng lực hay khả năng của người học, mà đơn giản đó chỉ là một quá trình học ngoại ngữ. Điều đó cho phép người học nhận thấy rằng mắc lỗi sai được coi là một điều giá trị giúp họ phát triển. Có được tư duy phát triển sẽ giúp họ định hình được nền tảng tích cực, từ đó giúp họ định hướng và  sẵn sàng để chấp nhận rủi ro đồng thời sử dụng ngôn ngữ đang học.

Do vậy, làm thế nào để định hình và phát triển tư duy phát triển, và làm thế nào để làm việc với những học sinh có mindset  cố định?

Dưới đây là khái niệm về biên độ tư duy- vốn được xem là thực sự quan trọng. Tư duy –  từ trước tới giờ được xác định giống 2 nửa đối lập nhau: ở đó 1 người có thể có được hoặc tư duy cố hữu hoặc tư duy phát triển. Tuy nhiên, khi chúng ta hiểu rằng tư duy của chúng ta đều nằm trong khoảng biên độ giữa cố định và phát triển, chúng ta sẽ dễ dàng thấy được cơ hội phát triển tích cực hơn.

Chúng ta không yêu cầu người học /học sinh bắt buộc phải có được những thay đổi  cấp tiến từ một hệ tư duy này, chuyển ngay lập tức sang hệ tư duy khác; thay vào đó chúng ta chỉ nên để học sinh/ người học di chuyển trong biên độ dải tư duy sang dần tư duy phát triển , chứ không thu về tư duy cố định. Niềm tin vốn sẽ thay đổi dần dần và cần nhiều thời gian, nhưng cơ bản người học luôn ở tâm thể mở lòng với sự thay đổi.

Dưới đây là 3 lĩnh vực mà giáo viên, thậm chí cả bậc cha mẹ có thể chủ động làm việc đẻ thúc đẩy định hướng phát triển tư duy cho học sinh.

1. Thảo luận về mindset rõ ràng và mạch lạc cho học sinh

Để tăng nhận thức của người học về một nhóm các tư duy và làm thế nào nhóm tư duy đó có thể tác động vào quá trình tiếp cận ngôn ngữ của người học thực sự là điều đáng để được thảo luận chi tiết và rõ ràng cho học sinh.

Có rất nhiều nguồn tài liệu online giải thích rằng niềm tin tư duy là gì và chỉ ra niềm tin mindset cố hữu có thể níu người học, không giúp họ có những bức hành động năng nổ nhằm thúc đẩy quá trình học. Học sinh/ người học có thể thậm chí còn được cung cấp một loạt các thông tin về năng lực học tập. Những thông tin này thể hiện các loại tư duy phản ảnh quan điểm cá nhân của người học và kiểm tra xem năng lực của người học là tư duy cố hữu hay tư duy phát triển. Quan trọng là, người học không cảm thấy bị phán xét mà coi đây là một cơ hội để nhận thức được niềm tin có phần vô ích đang cản trợ việc học của họ.

Một mindset phát triển sẽ không khuyến khích mọi người phát triển cùng trình độ. Thay vào đó, tư duy này nhấn mạnh mọi người có thể phát triển phù hợp với năng lực hiện tại của họ, đi kèm động lực phát triển, khả năng đầu tư thời gian và tiền bạc của mỗi người, cơ hội thực hành và kiến thức và cả kiến thức về chiến thức học tập hữu ích. Nhận thấy rằng mọi người, bao gồm cả chính người học, đều có năng lực để cải thiện tại chính điểm mà họ cảm thấy thực sự bị thôi thúc mạnh mẽ.

Điều này nói lên rằng thảo luận về tư duy đi kèm với việc khai phá về chiến lược học tậplàm thế nào để học ngoại ngữ thực sự là điều hữu ích. Giáo viên có thể giúp đỡ học sinh nhận ra được sức mạnh và khả năng kiểm soát của chính người học khi tự học thông việc thiết lập mục tiêu, sử dụng các chiến lược học tập, thực hành liên tục và chủ động học tập từ lỗi của mình.

2. Thảo luận về bản chất của mistakes (lỗi) và giá trị của chúng

feedback giúp phát triển tư duy

Tương tự như vậy, thảo luận và trao đổi về việc lỗi, mắc lỗi, làm sai là một điều quan trọng và được coi đó là tiềm năng cho trẻ để học tập. Để từ đó  tư duy phát triển của trẻ sẽ thực sự được cải thiện. Chính giáo viên cũng cũng có thể đóng vai trò là một hình mẫu đại diện cho việc “cách ứng xử trước lỗi sai”- chúng ta phải thực sự không quá tập trung sâu vào lỗi sai của học sinh giống như một vấn đề, mà thay vào đó cần đồng cảm và chỉ cho học sinh biết rõ làm thế nào hiểu “lỗi/ mắc lỗi chính là cơ hội của việc học tập”.

Tất nhiên, giáo viên cũng không phải là người hoàn hảo – chúng ta chắc cũng sẽ mắc lỗi lúc nào đó – nên học trò cũng sẽ học tập chính cách mà chúng ta phản ứng khi mắc lỗi và chúng ta có thể tận dụng những khoảnh khắc đó đđịnh hình nên hành vi và tư duy. Hãy để học sinh học hỏi từ những hình mẫu trong cuộc sống, những người đó luôn nố lực, dám trải nghiệm thất bại, và vượt qua thất bại qua những nỗ lực, sự kiên trì, chiến thuật và tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác.

3. Khi dạy, giáo viên phản hồi như thế nào? 

Lựa chọn phương pháp dạy để phát triển tư duy
phuong phap giang day

Khi chúng ta có phản hồi tới học sinh, chúng ta cần ít tập trung vào kết quả, hay cố gắng mà khen ngợi và trí tuệ của học sinh. Thay vào đó, chúng ta cần tập trung vào việc học sinh có thể kiểm soát được việc gì khi chúng tiếp cận các nhiệm vụ mới, chiến thuật mới, từ đó thể hiện được sự nỗ lực và cả quá trình học tập của chúng.

Cơ bản, chúng ta cần đảm bảo ngụ ý cho học sinh biết rằng quá trình học không đơn giản là về nỗ lực mà còn là tư duy. Chúng ta cần chỉ cho học sinh rõ làm thế nào để có được tư duy phát triển yêu cầu học sinh tiếp cận mọi thứ chủ động và chúng ta cũng cần làm bật rõ vấn đề đó trong quá trình chúng ta góp ý cho học sinh.

Cuối cùng, chúng ta cũng cần phải nói rõ với học sinh từ “CHƯA” và TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ DUY”. Nếu học sinh nói “CON KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC”, chúng ta có thể đổi thành câu “À, ĐÚNG RỒI CON VẪN CHƯA LÀM ĐƯỢC”  đi cùng với hướng tiếp cận tích cực để giúp học sinh có thể làm được một điều gì còn khó.

Giáo viên cần có mong đợi tích cực với học sinh và giao tiếp với học sinh trực tiếp hay gián tiếp. Nếu chúng ta có thể chỉ cho người học nhận thấy rằng chúng ta tin vào những tiềm năng của họ và họ có thể phát triển, người học sẽ cố gắng và tin vào bản thân minh

Kết luận lại, để có được tư duy phát triển, người học cần được dạy để tin vào những tiềm năng họ có thông qua thực hành và học tập từ những lỗi sai của mình. Từ đó người học có thể không quá lo lắng, tự tin hơn và dám dũng cảm nói ra vấn đề, sử dụng ngôn ngữ chứ không cảm thấy đó là mối đe dọa, sự thất bại.

Nguồn: Oxford University Press ELT

Ngày: 09/03/2023

Tạm dịch: Minh Trang, Tâm Nghiêm

Rate this post
.
.
.
.