thieu tu tin
Nỗi lo lắng về việc học ngoại ngữ của 1 người mới học thực sự là điều mà mọi học sinh/ sinh viên thậm chí cả bậc phụ huynh đều có. Việc này khiến cho họ có cảm giác ít muốn tham gia lớp học và hoặc các hoạt động của lớp học ngoại ngữ.
 
Hiện tượng này – vốn dĩ – xuất hiện ở tất cả các lớp học ngoại ngữ  ở mọi trình độ và cũng thường độ lập với các ngôn ngữ được nghiên cứu.
 
Tuy nhiên, người học ngoại ngữ thường ở một ví thế khác biệt . Họ thường có những dấu hiệu cụ thể khiến cho nỗi lo/ sự sợ hãi của họ ngày càng gia tăng. Vậy thì, các vấn đề người học hay đối mặt khi học ngoai ngữ là gì và giáo viên thực sự có thể làm gì để giúp học sinh tự tin hơn trong việc học ngoại ngữ và cảm thấy thoải mái hơn trong lớp học. Hãy thử xem nha!
 
 
NỖI LO LẮNG HỌC NGOẠI NGỮ LÀ GÌ?
 
Đó là một cảm giác về mặt tâm lý, vốn xuất hiện trong từng cả thể khi họ phản ứng với những hoàn cảnh họ cảm nhận là áp lực.
 
Các nhà tâm lý học đã phân lại các loại lo lắng như sau: Loại lo lắng chung (generalized anxiety) xuất hiện trong mỗi cá thể với khuynh hướng không gắn liền với tình huống cụ thể nào cả. Một loại lo lắng khác được châm ngòi với những tình huống cụ thể, ví dụ như người X phải thể hiện một kỹ năng A nào đó khiến họ cảm thấy thách thức, hoặc ở tình huống đó người X không cảm thấy thỏa đáng và phù hợp.
 
Rất nhiều các nhiệm vụ trong trường hợp nằm trong chuỗi danh sách này, và nhiều giáo viên cũng quá quan thuộc với nỗi lo mà học sinh mắc phải khi làm bài kiểm tra hoặc khhi học sinh đối diện với 1 môn học mà chúng cảm thấy khó khăn.
 
Người học ngoại ngữ có thể cảm nhận được rất nhiều phản ứng âm lý liên quan đến căng thẳng như
– Cảm thấy ớn lạnh, hoặc cảm giác như đầu óc rỗng tuếch
– Trốn tránh (không muốn tham gia lớp học, ngồi tận cuối lớp để tránh bị giáo viên gọi, vvvvv…)
– Lo lắng thái quá (dành rất nhiều thời gian  để chuẩn bị cho bài học trước ….)
 
Tại sao người học tiếng Anh lại cảm thấy thiếu tự tin?
 
Người học tiếng Anh ESL được coi là 1 nhóm người học ngoại ngữ (ví dụ nhóm học EFL, nhóm IELTS, hoặc ESP). Một yếu tố đầu tiên luôn được cân nhắc khi kiểm tra các vấn đề của học sinh ESL là họ không học ngoại ngữ đơn giản chỉ để đáp ứng yêu cầu nào đó. Họ thường cần định cư hoặc học tập ở một quốc gia mà Tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc hoặc là ngôn ngữ thứ hai.
 
Học sinh học ESL thường phải thực hiện các nhiệm  vụ được giao ở trường bằng ngôn ngữ chúng đang học. Và học sinh ESL thường phải tự tìm kiếm môi trường học ở đó tiếng Anh được sử dụng giống như một môn học thuật cố định (Cái này thường được gọi là CLIL). Học sinh không đủ tiêu chuẩn ngoại ngữ sẽ bị loại hoặc không được giáo viên cho qua môn, thậm chí ở những môn học mà chúng hoàn toàn có hiểu biết.
 
Ít nhất là ở Hoa Kỳ, phần lớn Người học tiếng Anh  đến từ các gia đình có thu nhập thấp. Những người học tiếng Anh lại là nhóm sinh viên phát triển nhanh nhất ở Hoa Kỳ. Theo Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Hòa Kỳ, những người học ESL dự kiến sẽ chiếm 25% tổng số học sinh trường công vào năm 2025. Hai phần ba trong số các em đến từ các gia đình có thu nhập thấp và nhiều em có thành tích học tập thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa. Do đó, nhiều Người học tiếng Anh dường như bắt đầu ở vị trí bất lợi.
 
Do vây, Học tiếng Anh thường là vấn đề lớn đối với nhiều sinh viên ESL, đi cùng với đó là áp lực có được kết quả mang tính rủi ro cao cũng khiến người học/ học sinh cảm thấy thiếu tự tin. Đồng thời chính họ lại cần tiếng Anh để thành thạo các môn học khác, rồi cả việc làm các dạng bài kiểm tra quan trọng bằng tiếng Anh cũng là 1 hình thức quyết định tương lai của họ trong việc thăng tiến nghề nghiệp hoặc tiếp cận với các tổ chức giáo dục địa học ở các nước Phương Tây.
 
Do đó, ngay cả những học sinh/ sinh viên ESL hiện không sống ở một quốc gia mà tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức cũng có thể cảm thấy lo lắng khi học ngôn ngữ. Điều này đặc biệt đúng nếu việc xin thị thực hoặc có được bằng IELTS/ TOEFL hoặc GRE phụ thuộc vào kiến thức tiếng Anh nền tảng của họ. Ví dụ khi học sinh/ người học tham gia học tập các khóa học luyện thi, họ sẽ phỉa đối mặt với căng thẳng. Nhưng, phần nào đó, mẹo dạy luyện thi tiếng Anh có thể giúp học sinh bớt lo lắng và có được chút thành công ở mức độ nào đó.
 
 
LO ÂU KHI HỌC NGÔN NGỮ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI HỌC NGOẠI NGỮ NHƯ THẾ NÀO?
 
Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu đã được thực hiện để cố gắng hiểu và đo lường sự lo lắng khi học ngôn ngữ. Mặc dù khó định lượng được sự lo lắng liên quan đến ngôn ngữ, nhưng nó dường như ảnh hưởng đến người học tiếng Anh theo hai cách chính:
 
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG ĐẠT THÀNH THẠO TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI HỌC
 
Nỗi lo này làm cho học sinh ngần ngại tham gia vào giao tiếp bằng miệng, gây ra một loại sợ hãi trên sân khấu vì sợ mắc lỗi, bị trêu chọc, v.v.
 
Nỗi lo này ảnh hưởng đến khả năng diễn giải và hiểu các thông điệp bằng âm thanh và bằng văn bản của người học, vì lo lắng dường như tạo ra sự thiếu hụt nhận thức. Như đã đề xuất trong một nghiên cứu của Khan và Zafar, “The Effects of Anxiety on Cognitive Process in English Language Learning” (Ảnh hưởng của sự lo lắng lên quá trình nhận thức khi học ngoai ngữ), thì  “Trạng thái lo lắng thái quá khi bị kích chức sẽ chín là tác nhân gây cản trở hoạt động nhận thức vốn đang diễn ra (…) Sự cản trở này làm giảm khả năng tiếp nhận thông tin, học hỏi tiếp cận tài liệu và kiến thức mới , và hoặc làm giảm khả năng trình bày việc học giống như một ngoài ngữ thứ 2”
 
Nỗi lo này ảnh hưởng đến người học ở những lĩnh vực vốn không liên quan trực tiếp đến việc học ngoại ngữ
 
+ Thiếu lòng tự trọng – Học sinh có thể cảm thấy không thoải mái, không thể giao tiếp hiệu quả với giáo viên và bạn bè, và do đó xây dựng một hình ảnh tiêu cực về bản thân.
 
+ Không gắn bó – Khi học sinh cảm thấy rằng họ không thể tham gia hiệu quả vào các hoạt động của trường, họ thường mất hứng thú hoặc tránh hoàn toàn các hoạt động đó.
 
+ Đặt nhầm chỗ trong môi trường học thuật – Khi tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy chính trong môi trường học tập, những sinh viên không thể diễn đạt bản thân một cách đầy đủ có thể dễ dàng bị đưa vào một môi trường học thuật không phù hợp với họ. Học sinh ESL có thể giỏi các môn học khác hơn môn tiếng ANh tiếng Anh nhưng đơn giản học sinh lại khôngkhông thể hiện được năng lực của mình vì vướng chính điều kiện ngôn ngữ này
 
CÁC CHIẾN LƯỢC NÀO BẠN CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG LỚP HỌC ESL ĐỂ TĂNG SỰ TỰ TIN CỦA HỌC SINH?
 
Với tất cả những điều trên, làm thế nào giáo viên có thể giúp xây dựng sự tự tin cho học sinh ESL? Dưới đây là tám cách để giải quyết sự lo lắng của người học trong quá trình học ESL.
 
1. Xác định nguyên nhân khiến học sinh lo lắng
Bước đầu tiên là xác định loại và mức độ lo lắng của học sinh. Năm 1986, trong nghiên cứu có tựa đề “Lo lắng trong lớp học ngoại ngữ”của Horwitz, E. K., Horwitz, M., & Cope, J.,  các nhà nghiên cứu đã tạo ra một thang đo gọi là FLCAS (Thang đo lo lắng trong lớp học ngoại ngữ) để đo lường sự lo lắng liên quan đến ngôn ngữ. Thang đo này là một công cụ hữu ích để xác định loại lo lắng mà học sinh của bạn phải chịu.Một nghiên cứu khác từ Nhật Bản, Chiến lược của giáo viên để giảm mức độ lo lắng của học sinh để cải thiện kỹ năng giao tiếp, được thực hiện bởi Takako Inada, gợi ý rằng giáo viên “yêu cầu tất cả học sinh chia sẻ sự lo lắng của họ trong lớp ở buổi học đầu tiên,” như một phần của nỗ lực tạo ra môi trường không nguy hiểm
 
2. Nhấn mạnh và tập trung sự hợp tác và tương tác giữa các học sinh
 
 Thay vì để học sinh cạnh tranh với nhau, thì việc giúp học sinh tương tác và hợp tác với nhau làm việc sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình giải tỏa căng thẳng học ngoại ngữ của học sinh. Phương pháp học tập này giúp học sinh thúc đẩy các kỹ năng giao tiếp và khuyến khích  học sinh giao tiếp với nhau. Giúp truyền cảm hứng cho cả những người học nhút nhát hoặc quá căng thẳng, từ đó họ có thể tham gia lớp học tích cực. Kỹ thuật này còn giúp cho học sinh cải thiện quá trình tự học và sở hữu việc học của họ, giúp học sinh chịu trách nhiệm cao hơn với việc học của mình.
 
 
3.Hãy để mọi thứ mang tính cá nhân một chút
Thiết lập một mối quan hệ liên nhân với các học sinh giúp cho người học, thậm chí cả những người nhút nhát nhất, cảm thấy được thả lỏng và thấy mình hòa nhập với môi trường lớp học. Điều đó tạo ra những kết nối  khiến học sinh sẵn lòng hơn khi tham gia các hoạt đọng học tập. Có rất nhiều chiến thuật để xây dựng mối quan hệ với học sinh. Và cách tốt nhất là kết nối học sinh với nhau, để học sinh hiểu biết về nhau hơn bằng việc chia sẻ các mẩu thông tin cá nhân nhỏ. Giáo viên cũng có thể điều phối thay đổi trong lớp học ngoại ngữ. Ví dụ, một buổi học về gia đình có thể được lòng ghép các câu chuyện / lời hỏi han về anh/chị em trong gia đình, sở thích của họ…..
 
Tương tự, một buổi học về thú cựng hoàn toàn là nơi chào đón những người bạn có lông và chia sẻ về những câu chuyện của riêng mình. Các hoạt động mang tính cá nhân có thể giúp học sinh tập trung vào giao tiếp và quên đi rằng họ đang cảm thấy mình đi học. Do vậy, nỗi lo lắng hoàn toàn có thể được loai bỏ dần dà hiệu quả.
 
 
4. Giải quyết nhu cầu cá nhân
Khi bạn bắt đầu hiểu học sinh của mình hơn, điều chỉnh bài học theo nhu cầu và sở thích cá nhân cũng là một chiến lược hữu ích và hiệu quả. Khi học sinh cảm thấy rằng nhu cầu riêng của họ đang được giải quyết, và nội dung bạn trình bày đáp ứng được sở thích của họ, họ sẽ có động lực để tham gia lớp học.
 
Một khởi đầu tốt để xác định nhu cầu của học sinh là tìm các học học sinh có thể học tốt nhất.  Phong cách học tập của họ là gì? Bạn có thể sử dụng bảng hỏi trực tuyến để có ý tưởng về loại người học mà bạn đang đối phó. Tiếp theo, trình bày trước lớp các hoạt động khác nhau để đảm bảo rằng bạn đang có nhiều hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề cá nhân của học sinh theo nhiều cách khác. Ngoài ra, hãy ghi nhớ sở thích của người học. Tận dụng niềm đam mê của sinh viên là một cách tuyệt vời để tăng cường sự tham gia của họ.
 
 
Việc thiết lập các thói quen không liên quan cụ thể lắm đến sự lo lắng của người học tiếng Anh,  nhưng giúp họ có được cảm giác: họ có thể dự đoán trước phần nào mọi thứ, từ đó làm giảm bớt sự lo lắng của nhiều học sinh. Vốn thì, việc không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo có thể là nguyên nhân gây lo lắng cho học sinh trước giờ học.
 
Thiết lập các thói quen rõ ràng trong lớp học của bạn để học sinh của bạn biết những gì sẽ xảy ra và chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó. Các thói quen có thể chỉ đơn giản bao gồm việc có một cách tổ chức thời gian trong lớp, ví dụ: chào hỏi, thời gian đọc độc lập, thời gian trò chuyện theo cặp, v.v.
 
 
6. Sử dụng tài liệu authentic (tài liệu nguyên gốc) thu hút sự quan tâm của học sinh
 
Sử dụng tài liệu nguyên gốc sẽ làm cho bài học của giáo viên thú vị hơn và tăng cường sự tự tin của học sinh. Khi học sinh bị cuốn hút bởi một chủ đề bài học, học sinh có nhiều khả năng quên đi sự lo lắng hoặc thiếu tự tin. Đọc và thảo luận tài liệu xác thực cũng mang lại cho họ cảm giác hoàn thành tốt hơn và khiến học sinh cảm thấy sẵn sàng hơn để sử dụng tiếng Anh trong thế giới thực
 
 
7. Tránh sửa sai từng bước cho học sinh giúp trẻ tự tin
Điều này dường như mâu thuẫn với tất cả những gì chúng ta biết về việc giảng dạy. Tuy nhiên, sửa từng lỗi hoặc trong một số trường hợp, sửa cả lỗi có thể phản tác dụng đối với những học sinh hay lo lắng. Khi những học sinh dễ tổn thương nhận được lỗi của họ, họ thực sự cảm thấy bị tổn thương. Đặc biệt với những người mới bắt đầu, người học mong muốn kết thúc vấn đề, tập trung vào nội dung , chứ không hẳn tập trung vào ngữ pháp sẽ giúp người học cảm tháy được khuyến khích. Sửa lỗi vừa đủ.
 
 
8. Sử dụng các chiến lược TPRS (giảng dạy thông qua đọc truyện và kể chuyện) đã được chứng minh để giảm thiểu sự lo lắng của học sinh
Các giáo viên từ lâu đã nhận thức được rằng lo lắng thực sự ảnh hưởng tới việc học ngoại ngữ.
 
Nghiên cứu của Stephen Krashen về bộ lọc hữu hiệu này đã làm sáng tỏ nhiều khía cạnh của tác động đó. Một trong những phương pháp xuất phát từ lý thuyết bộ lọc là TPRS (Teaching Proficiency Through Reading and Storytelling). TPRS chú ý rất nhiều đến tác động tâm lý và cảm xúc của việc học ngôn ngữ. Nhiều chiến lược được đề xuất trong phương pháp này hướng đến việc hạ thấp bộ lọc tình cảm.
 
Các chiến lược giúp trẻ tự tin bao gồm:
 
+ Không tập trung vào việc học, thay vào đó hãytập trung giao tiếp. Bài học không nên giống như một bài học, thay vào đó là một cuộc trò chuyện.
 
+ Tạo mối quan hệ cá nhân với học sinh, ví dụ: đặt câu hỏi cá nhân hoặc đưa người học vào làm nhân vật song hành khi tạo câu chuyện.
 
 + Sử dụng nội dung lặp đi lặp lại, thú vị, dễ hiểu và có tần suất xuất hiện cao (RICH). Điều này đảm bảo rằng học viên sẽ tiếp xúc đủ với L2, đủ hấp dẫn để chú ý, hiểu những gì đang diễn ra trong lớp và cuối cùng có được vốn từ vựng cơ bản để giao tiếp.
 
Lo lắng trong quá trình học ngoại ngữ ở những người học tiếng Anh càng tăng lên do những rủi ro cao liên quan đến việc học tiếng Anh và do cấu tạo tâm lý của từng học sinh. Tuy nhiên, có những bước đơn giản mà giáo viên có thể thực hiện để xây dựng sự tự tin cho học sinh ESL và đảm bảo các em phát huy hết tiềm năng của mình và thành công trong các lớp học tiếng Anh và hơn thế nữa
 
Người viết: LINDA D’ARGENIO
 
Tạm dịch: Minh Trang
Rate this post
.
.
.
.