Để có thể làm tốt IELTS, ngoài việc sở hữu lượng kiến thức phù hợp. Thí sinh cũng cần những kĩ năng cơ bản khi làm bài. Đặc biệt là kĩ năng quản lý và tối ưu thời gian khi làm bài. Vậy làm thế nào để trong 30 phút của bài thi, bạn có thể xử lý hết 4 sections? Hãy cùng Tâm Nghiêm trả lời câu hỏi “Cách tối ưu thời gian làm bài trong IELTS Listening”. Ngoài ra cùng tìm hiểu về những thông tin chi tiết về thời gian thi IELTS. Cùng dõi theo nhé!
Cùng Tâm Nghiêm chia sẻ bí quyết và kinh nghiệm luyện thi Ielts tại nhà
Mục lục bài viết
Thời gian làm bài thi IELTS Listening
Đối với bài thi Listening IELTS, bạn sẽ có trung bình 30 phút để làm bài. Trong đó bao gồm 4 phần nghe, mỗi phần sẽ có một khoảng thời gian để bạn đọc đề, điền đáp án. Sau khi kết thúc 30 phút, bạn sẽ có 10 phút để điền đáp án vào phiếu trả lời.
Với 30 phút này, bạn cần phải biết cách phân bổ thời gian làm bài IELTS Listening một cách hợp lý. Nếu không, bạn sẽ rất dễ bị rối và khó tập trung để trả lời hết 40 câu hỏi trong 4 phần. Dưới đây là một vài hướng dẫn dành cho các bạn luyện kĩ năng Listening trong IELTS.
Nắm rõ cấu trúc bài thi
Để có thể biết cách phân bổ thời gian làm IELTS Listening hiệu quả. Trước tiên bạn học cần nắm rõ cấu trúc bài thi phần này. Trung bình thời lượng bài thi IELTS Listening là 30 phút. Khi làm bài thi trên giấy, bạn sẽ có 10 phút để viết câu trả lời vào phiếu trả lời. Tuy nhiên nếu thi trên máy, bạn chỉ có 2 phút để kiểm tra đáp án.
Đối với bài thi IELTS Listening, bạn sẽ phải trải qua 4 phần với độ khó tăng dần. Tổng cộng 40 câu chia đều ở mỗi phần. Trước khi bắt đầu bài nghe, bạn sẽ có một thời gian ngắn từ 30 giây đến 1 phút để xem câu hỏi và phần trả lời trước khi nghe, và thời gian để xem lại câu trả lời sau khi kết thúc mỗi phần.
Áp dụng mẹo đọc câu hỏi nhanh
Với kinh nghiệm thực tế từ nhiều thí sinh thi IELTS, ở section 1 của bài thi thường có khoảng thời gian khá dài. Mục đích để bạn đọc và nắm rõ yêu cầu của đề thi. Đây là khoảng thời gian bạn có thể tận dụng để xem trước câu hỏi ở section 3 và 4. Bởi hai section này khó và dài hơn rất nhiều. Trong khi lại có ít thời gian để xem hơn.
Trong section 2 thường là những dạng câu hỏi multiple choices hoặc dạng map. Cả hai đều là những dạng câu hỏi khó và dễ nhầm lẫn. Nên bạn cần tập trung tối đa khi nghe phần này.
Ở Section 3 và 4, ngoài việc nghe, hiểu và bắt từ sao cho đúng. Thì bạn còn cần có khả năng phán đoán để có thể làm một cách hiệu quả.
Ngoài ra, bạn còn có 10 phút để chuyển đáp án vào giấy trả lời. Vì vậy hãy chỉ tập trung nghe để có thể tập trung và làm bài hiệu quả hơn nhé!
Phân bổ thời gian làm bài IELTS Listening hiệu quả
Thời gian trong bài thi này là cố định. Nhưng sẽ có những quỹ thời gian mà bạn có thể sử dụng với mục đích riêng. Đó chính là các quãng nghỉ giữa các phần.
Khi làm bài thi IELTS Listening, tận dụng quãng nghỉ giữa các câu hỏi một cách hiệu quả là rất quan trọng để tối ưu hóa kết quả. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng:
1. Đọc trước câu hỏi:
Dùng quãng nghỉ để đọc trước câu hỏi và phần gợi ý (ví dụ: từ khóa chính, số lượng từ cần điền, dạng câu trả lời như tên riêng, số liệu,…). Điều này giúp bạn chuẩn bị tâm lý và xác định thông tin cần tìm trong bài nghe.
2. Dự đoán câu trả lời:
Khi đọc câu hỏi, hãy dự đoán những gì bạn có thể nghe được dựa trên ngữ cảnh hoặc từ khóa. Ví dụ, nếu câu hỏi yêu cầu điền một con số, hãy dự đoán rằng bạn có thể sẽ nghe đến một con số cụ thể.
3. Chú ý từ đồng nghĩa và diễn đạt khác:
Nhiều câu hỏi sẽ không lặp lại chính xác các từ trong bài nghe mà sử dụng từ đồng nghĩa hoặc cấu trúc khác. Hãy tận dụng quãng nghỉ để suy nghĩ về các cách diễn đạt khác nhau mà bạn có thể nghe thấy.
4. Chuẩn bị cho phần tiếp theo:
Khi có quãng nghỉ giữa các phần, ngoài việc xem lại câu hỏi vừa làm, hãy chuyển nhanh sang phần tiếp theo để chuẩn bị, đặc biệt là nắm ý chính của các câu hỏi mới.
5. Kiểm tra lại đáp án đã chọn:
Nếu còn thời gian sau khi đọc câu hỏi mới, hãy quay lại kiểm tra các đáp án bạn đã chọn trước đó, đảm bảo rằng chúng phù hợp với yêu cầu của đề bài.
Nhìn chung, việc tận dụng tốt các quãng nghỉ giúp bạn tập trung và phản xạ tốt với thông tin trong bài nghe.