Passive Voice là một kiến thức ngữ pháp không chỉ áp dụng trong văn viết mà kể cả văn nói. Đối với các bạn học sinh chắc đã từng không dưới 1 lần thấy dạng câu này xuất hiện trong đề thi. Phần kiến thức này không hề khó để nắm bắt. Vậy nên hãy cùng Tâm Nghiêm điểm qua Passive Voice công thức là gì nhé!
Bài viết thuộc Hệ thống kiến thức tiếng Anh thi THPT Quốc gia
Mục lục bài viết
Passive Voice là gì
Passive Voice là câu bị động trong tiếng Anh. Đây là dạng câu mà chủ ngữ là người, vật hoặc sự việc này chịu tác động hoặc ảnh hưởng từ người, vật hoặc sự việc khác.
Passive Voice công thức được sử dụng khi bạn muốn nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động. Nên trong một số trường hợp chủ ngữ ban đầu sẽ bị lược bỏ nếu không quan trọng.
Để phân biệt giữa Active Voice (câu chủ động) và Passive Voice (câu bị động). Các bạn hãy so sánh định nghĩa của 2 loại câu này:
Câu chủ động (Active Voice) | Câu bị động (Passive Voice) | |
Định nghĩa | Chủ ngữ thực hiện hành động. | Chủ ngữ chịu sự tác động của hành động. |
Ví dụ | I gave Mathew my book. | My book was given to Mathew. |
Chúng ta sử dụng Passive Voice công thức trong trường hợp:
- Khi muốn nhấn mạnh người/ vật chịu sự tác động của hành động.
- Khi không biết ai/ cái gì thực hiện hành động hoặc không quan trọng.
Passive Voice công thức
Trong bài viết này Tâm Nghiêm sẽ chia công thức Passive voice thành 2 phần: chung và đặc biệt. Công thức chung sẽ là những dạng thường gặp. Còn công thức đặc biệt sẽ là dạng nâng cao.
Passive Voice công thức chung
Đối với thì hiện tại
Thì (Tense) | Chủ động | Bị động |
Hiện tại đơn | S + V(s/es) + O | S + am/is/are + V3/ed |
Hiện tại tiếp diễn | S + am/is/are + V-ing + O | S + am/is/are + being + V3/ed |
Hiện tại hoàn thành | S + have/has + P2 + O | S + have/has + been + V3/ed |
VD: Laura is reading a novel at the moment.
=> A novel is being read by Laura at the moment.
Đối với thì quá khứ
Thì (Tense) | Chủ động | Bị động |
Quá khứ đơn | S + V(ed/Ps) + O | S + was/were + V3/ed |
Quá khứ tiếp diễn | S + was/were + V-ing + O | S + was/were + being + V3/ed |
Quá khứ hoàn thành | S + had + P2 + O | S + had + been + V3/ed |
VD: Tom repaired his bike yesterday.
=> Tom’s bike was repaired yesterday.
Đối với thì tương lai
Thì (Tense) | Chủ động | Bị động |
Tương lai đơn | S + will + V-infi + O | S + will + be + V3/ed |
Tương lai gần | S + am/is/are + going to + V-infi + O | S + am/is/are + going to + be + V3/ed |
Tương lai hoàn thành | S + will + have + P2 + O | S + will + have + been + V3/ed |
VD: I will make a chocolate cake for Sam on his birthday.
=> A chocolate cake will be made for Sam on his birthday.
Câu có động từ khuyết thiếu
Chủ động | Bị động |
S + Modal Verb + V + O | S + Modal Verb + be + V3/ed |
VD: I can’t read this book without lights.
=> This book can’t be read without lights.
Tham khảo các bài đọc bổ ích dưới đây để gia tăng kiến thức cho bạn:
- Reported speech dạng câu hỏi có công thức như nào?
- Mẹo khoanh trắc nghiệm tiếng anh phần phát âm hữu ích cho bạn
Passive Voice công thức đặc biệt
Câu có 2 tân ngữ
Dạng câu gồm 2 tân ngữ trong câu không hiếm gặp. Chúng ta chia 2 tân ngữ trong câu thành tân ngữ trực tiếp và gián tiếp. Tân ngữ trực tiếp đứng ngay sau động từ của câu.
Tương đương với 2 tân ngữ trên là 2 passive voice công thức:
- Bị động tân ngữ trực tiếp (O1)
- Bị động tân ngữ gián tiếp (O2)
Active | Passive (O1) | Passive (O2) |
S + V + O1 + O2 | S(O1) + to be + V3/ed + O2 | S(O2) + to be + V3/ed + giới từ + O1 |
VD: He gave Tom a big present on his birthday.
=> Tom was given a big present on his birthday.
=> A big present was given to Tom on his birthday.
Câu mệnh lệnh
Câu mệnh lệnh là loại câu dùng để đưa ra yêu cầu, hướng dẫn hoặc cảnh báo người nghe. Trong trường hợp này chúng ta chỉ nhắc đến các câu mệnh lệnh bắt đầu với động từ.
Ví dụ: Open the window ! / Don’t step on the grass !
Công thức:
Active | Passive |
V-infi + O ! | Let + O + be + V3/ed |
VD: Open the window !
=> Let the window be opened !
Bị động với get và have
Trong tiếng Anh, để diễn tả việc nhờ hay yêu cầu ai làm gì cho mình, người ta thường dùng get và have.
Active | Passive | |
HAVE | S + have + sb + V + O | S + have + O + P2 (+ by sb) |
GET | S + get + sb + to V + O | S + get + O + P2 (+ by sb) |
VD: I get my classmate to do my homework.
=> I get my homework done by my classmate.
Câu với động từ chỉ tri giác
Động từ tri giác là các từ như see, hear, look… Khi rơi vào trường hợp này, ta sẽ biến đổi sang câu chủ động theo hai trường hợp sau:
Active | Passive |
S + V + O + V-ing | S + be + V3/ed + V-ing + by sb |
S + V + O + V-infi | S + be + V3/ed + to V + by sb |
VD: Yesterday, I saw my brother dancing.
=> Yesterday, my brother was seen dancing.
Một số lưu ý
Biến đổi Tân Ngữ
Trong trường hợp tân ngữ là một đại từ, ta cần chuyển những từ này thành một đại từ chủ ngữ, cụ thể như sau:
Chủ ngữ | Tân ngữ |
I | Me |
We | Us |
You | You |
He | Him |
She | Her |
It | It |
They | Them |
Thứ tự nơi chốn, ‘by…’ và thời gian
Trong các câu bị động thứ tự của ‘by…’, nơi chốn, và thời gian sắp xếp cố định như sau:
nơi chốn ⇒ ‘by…’ ⇒ thời gian
Kể cả có thiếu bất kỳ một trong ba yếu tố trên thì thứ tự vẫn không thay đổi.
VD:
A box full of paper was left in front of my house by the deliver last night.
A box full of paper was left in front of my house by the deliver.
A box full of paper was left by the deliver last night.
A box full of paper was left in front of my house last night.
Các tình huống không dùng được bị động
Tân ngữ là đại từ phản thân
VD: I love myself.
Myself ở đây là đại từ phản thân. Chúng ta không thể nói ” I am loved by myself”.
Ngoài ra còn nhiều đại từ phản thân khác như himself, herself, ourselves, themselves, …
Nội động từ là động từ chính trong câu
VD: Tom lives on the third floor.
Nội động từ là động từ không được theo sau bởi một tân ngữ. Nói cách khác đây là câu không có tân ngữ. Chúng ta không thể chia bị động được.
Một số nội động từ khác như fly, exist, appear, laugh, sleep, …