Mệnh đề quan hệ (Relative clause) là một thành phần quan trọng trong cấu trúc câu. Mệnh đề quan hệ thường gặp trong các kỳ thi THPT Quốc gia và các bài thi chứng chỉ, các bài kiểm tra trên lớp. Tuy nhiên, định nghĩa của mệnh đề quan hệ là gì? Cách rút gọn mệnh đề quan hệ như thế nào? Hãy cùng Tâm Nghiêm tìm hiểu ngay dưới đây.
Bài viết thuộc Hệ thống kiến thức tiếng Anh thi THPT Quốc gia
Định nghĩa về mệnh đề quan hệ (Relative clause)
Mệnh đề quan hệ (relative clause) là một dạng mệnh đề phụ thuộc. Nó có chủ ngữ, động từ nhưng không thể đứng độc lập làm một câu. Đôi khi còn được gọi là mệnh đề tính ngữ (adjective clause) vì nó có chức năng như một tính từ – bổ sung thông tin (bổ nghĩa) cho một danh từ trong câu. Mệnh đề quan hệ luôn được bắt đầu bởi một đại từ quan hệ (relative pronoun).
Trong 1 câu, chủ ngữ (S) và tân ngữ (O) sẽ là các đại từ hoặc danh từ, do đó mệnh đề quan hệ sẽ đứng sau chủ ngữ hoặc tân ngữ.
Cấu trúc của mệnh đề quan hệ (Relative clause)
Cấu trúc câu với mệnh đề quan hệ đứng sau chủ ngữ
-
- S + (Đại từ quan hệ + S + V + O) + V + O
- S + (Đại từ quan hệ/Tính từ quan hệ + V + O) + V + O
Example: The man who is fixing the car is my dad (Người đàn ông người mà đang sửa xe là cha tôi).
=> Cụm who is fixing the car là mệnh đề quan hệ, bổ nghĩa cho chủ ngữ the man, để người đọc có thể hiểu người đàn ông đó là người nào và như thế nào.
Cấu trúc câu với mệnh đề quan hệ đứng sau tân ngữ
-
- S + V + O + (Đại từ quan hệ + S + V + O)
- S + V + O + (Đại từ quan hệ + V + O)
Example: I really like the watch which my father gave me for my birthday. (Tôi thực sự rất thích chiếc đồng hồ mà cha tôi tặng tôi vào sinh nhật tôi)
=> Cụm which my father gave me for my birthday là mệnh đề quan hệ, bổ nghĩa cho tân ngữ the watch, để người đọc có thể hiểu đó là chiếc đồng hồ nào.
Đại từ quan hệ (Relative Pronouns)
Đại từ quan hệ mở đầu mệnh đề quan hệ. Đại từ quan hệ mà người học sử dụng phụ thuộc vào việc người học đang đề cập đến đối tượng nào và loại mệnh đề quan hệ. Việc phân biệt các đại từ quan hệ sẽ dựa vào chức năng của nó trong câu
- Who – sử dụng làm chủ ngữ, tân ngữ thay thế cho các danh từ chỉ người.
Example: The person I admire most in life is my father, who has done so many great things for our family
- Whom – sử dụng để làm tân ngữ hoặc thế cho các danh từ chỉ người.
N (person) + Whom + V + O |
Example: Do you know the teacher whom was the homeroom of my class for 3 years in high school ?
- Which – sử dụng để làm chủ ngữ, tân ngữ thay thế cho các danh từ chỉ vật.
N (thing) + Which + V + O hoặc N (thing) + Which + S + V |
Example: I like Vietnam which has a lot of delicious, cheap street food.
- That – sử dụng làm chủ ngữ, tân ngữ thay thế cho cả danh từ chỉ người và danh từ chỉ vật.
Ngoài ra, that còn thường sử dụng trong các trường hợp sau:
-
- khi đi sau là các hình thức so sánh nhất
- khi đi sau các từ như: only, the last, the first
- khi các danh từ đi trước bao gồm cả người cả vật
- khi đi sau các đại từ bất định, đại từ phủ định như: nobody, anyone, no one, anything, something,…
Example: He was talking about the movie that he went to see last night.
Note: That sẽ không dùng trong các mệnh đề quan hệ không xác định hoặc các giới từ.
- Whose – sử dụng để chỉ sự sở hữu của người và vật.
N (person, thing) + Whose + N + V |
Example: Mr. Roborts, whose son received a full scholarship to Harvard University, is a very kind man.
Trạng từ quan hệ (Relative adverbs)
- Why – sử dụng cho các mệnh đề chỉ lý do, sử dụng thay cho for that reason.
Example: I don’t know the reason. You didn’t go to school for that reason.
-> I don’t know the reason why you didn’t go to school.
- Where – dùng để thay thế từ chỉ nơi chốn, dùng thay cho there
N (place) + Where + S + V (Where = ON / IN / AT + Which) |
Example: The hotel wasn’t very clean. We stayed at that hotel.
-
- The hotel where we stayed wasn’t very clean.
- The hotel at which we stayed wasn’t very clean.
- The hotel which we stayed at wasn’t very clean.
Note: at which we stayed thường được sử dụng nhiều hơn which we stayed at.
- When – dùng thay thế cho các từ chỉ thời gian, thay cho when.
N (time) + When + S + V … (When = ON / IN / AT + Which) |
Example: Do you still remember the day? We first met on that day.
-
- Do you still remember the day when we first met ?
- Do you still remember the day on which we first met ?
- Do you still remember the day which we first met on ?
Các loại mệnh đề quan hệ (relative clause)
Mệnh đề quan hệ có hai loại chính:
-
- Mệnh đề quan hệ xác định (defining relative clause)
- Mệnh đề quan hệ không xác định (non-defining relative clause)
Mệnh đề quan hệ xác định (Defining Clause)
Chức năng:
-
- Mệnh đề quan hệ xác định chứa thông tin làm rõ cho danh từ đứng trước nó. Nghĩa của câu sẽ không đủ nếu thiếu mệnh đề quan hệ xác định.
- Không có dấu “,”
Ví dụ: The man who is sitting next to you is handsome.
Mệnh đề quan hệ không xác định (Non-defining Clause)
Chức năng:
-
- Mệnh đề quan hệ không xác định đưa thêm thông tin cho danh từ đứng trước nó. Nghĩa của câu vẫn đủ nếu không có mệnh đề quan hệ không xác định.
- Có dấu “,”
Ví dụ: Rosie, who is sitting next to you, is beautiful.
Tham khảo thêm một số bài viết khác dưới đây: