Làm cha làm mẹ  nghĩa là bạn thực sự cân bằng giữa việc nuôi dạy con cái và để chúng lớn lên và học hỏi từ những sai lầm của chúng.

Vai trò đơn giản là yêu thương và bảo vệ con bạn khỏi đau đớn và khó chịu của bạn chuyển sang vai trò chấp nhận rằng con bạn ở độ tuổi thanh thiếu niên sẽ phải trải qua những hậu quả tự nhiên cho hành động của chúng.

Điều khó khăn—đối với họ và chúng ta—là những hậu quả này hầu như luôn bao gồm một số khó chịu, thất vọng và đau đớn.

Cha mẹ phải đối mặt với nhiều thách thức. Và như tất cả chúng ta đều biết, có rất nhiều thử thách mà chúng ta chưa bao giờ mong đợi hoặc biết trước khi có con!

Với kinh nghiệm nhiều năm tiếp xúc với Phụ huynh và học sinh, Tâm Nghiêm nhận thấy rằng sẽ có 5 rào cản tương đối lớn của phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con cái:

Làm thế nào để nuôi dạy đứa trẻ mà bạn có, không phải đứa trẻ mà bạn ước mình có

Thông thường, chúng ta cố gắng nuôi dạy con cái dựa trên việc chúng ta nghĩ chúng nên trở thành người như thế nào thay vì con người thật của chúng. Có thể rất khó khăn và mệt mỏi khi có một đứa trẻ mắc chứng ADHD, hoặc một thanh thiếu niên mắc chứng ODD luôn ngang ngược và thiếu tôn trọng. Hoặc bạn có thể chỉ đơn giản là có một đứa con rất khác với bạn. Cố gắng nhìn thấy khía cạnh của họ trở thành một trận chiến liên tục, mệt mỏi

Là một cô giáo, tôi biết rằng nỗi đau thực sự có thể xuất hiện khi bạn nhận ra rằng con mình không phải là người như bạn nghĩ. Bạn có thể phải từ bỏ những ước mơ nhất định về tương lai của con mình khi bạn nhận ra rằng chúng sẽ không đi theo con đường mà bạn mong muốn.

Và rồi tôi nhân thấy rằng chấp nhận thực sự con mình là ai là một hành động đầy yêu thương và mạnh mẽ nhất mà cha mẹ có thể dành cho đứa trẻ. Đây chính là nền tảng của mọi điều, bao gồm cả việc phát triển mối quan hệ gia đình và giao tiếp hiệu quả với con nhỏ, từ đó đưa ra được hành vi phù hợp với con.

Từ đó, những cuộc tranh giành quyền lực cũ biết mất, những gì bạn còn lại là không gian nuôi dưỡng con cái yêu thương. Đó giống như một phần thưởng khi bạn chấp nhận con mình là ai và cũng chính là chấp nhận bản thân mình.

Làm thế nào để con trải nghiệm nỗi đau của riêng mình và thấm được hậu quả con tạo ra tự nhiên nhất

Thông thường thì đây vốn không phải là một ý tưởng tuyệt với, với các gia đình văn hoá Á Đông, chẳng ai muốn con mình phải chịu hậu quả do hành động con gây ra. Nhưng nếu không, vậy thì con sẽ học hỏi từ chính những lựa chọn sai lầm của con như thế nào nếu con không tự chịu trách nhiệm cho bản thân.

Chúng ta đều là con người và đều bước qua thách thức và lỗi lầm, đó thực sự là cách tốt nhất để học hỏi. Nếu bạn tiếp tục xây một hàng rào phòng vệ quanh con nhỏ, chúng sẽ không thể học hỏi được và không thể cố gắng để sửa chữa lỗi lầm. Một lời khuyên dành cho bạn “hay để trẻ tự cố gắng và nỗ lực – đây mới thực sự là bài học hữu ích”

Công việc của người làm cha và làm mẹ như chúng ta là đồng hành cùng con vượt qua những khoảng thời gian khó khăn, chứ không phải là gánh vác mọi khó khăn cho trẻ. Nghĩa là: hãy cứ để con đau một chút, thất vọng 1 chút , con mới trưởng thành.

Bạn có thể giúp đỡ con bằng cách bàn / đề cập về cách giải quyết đôi lần khác nhau, dạy cho con các chiến thuật để xử lý vấn đề. Nhưng đơn giản nhất là để con hiểu bạn luôn đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn.

Làm thế nào để đối mặt với phán xét, những khoảnh khắc xấu hổ hoặc những giây phút bị chê bai

Nếu đứa trẻ hành động thái quá hoặc có những hành vi thách thức như tức giận, la hét, không nghe lời, hoặc tỏ ra khó chịu,bạn chắc chắn sẽ bị người ngoài soi mói và ngó nghiên. Bạn sẽ sớm tự đặt cho mình câu hỏi: “Mình đã làm sai chuyện gì vậy? Sao mình không thể làm điều gì đó khi đối diện với những hành động này của con?”

Thậm chí khi bị nhìn quá lâu bạn sẽ có thể cảm thấy mình là một bậc phụ huynh kém cỏi , thậm chí kể cả khi bạn biết chính xác rằng mình có thể làm gì để thay đổi hành vi của con. Sự thật là – tất cả mọi người đều chắc chắn đánh giá bạn – đó là bản chất của con người.

Nếu bạn ở trong tình huống như vậy, cũng không phải là điều lạ lẫm gì nếu bạn quan tâm tới con và đồng thời lo rằng con đang làm mình xấu hổ và thất vọng.

Thực sự thì chúng ta đang bị tiêu cực hoá rồi, và chúng ta cố gắng hiểu quan điểm/ quan niệm của người ngoài cuộc phán xét chúng ta là tiêu cực. Trong những tình huống như thế này, chúng ta không nên cố gắng để hiểu suy nghĩ và quan điểm của người khác về bản thân mình.

Việc chúng ta cần làm là dừng sự tưởng tưởng và suy luận lại. Cứ để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên nhất. Đó là một phần của việc học cách làm thế nào để có được “truy vấn tự thân tích cực” , nói chuyện với chính bản thân mình, bình tĩnh nhất, độ lượng nhất

 

Đối mặt với đứa trẻ khi chúng nói “Con ghét mẹ.”

Một trong những điều tồi tệ nhất cha mẹ có thể sẽ phải chịu đựng chính là hành động bất kích, thô lỗ hoặc ích kỷ của con trẻ. Đưa ra của bạn có thể sẽ hành xử kiểu đó. Hoặc những thay đổi trong tính cách vô tình xuất hiện ở độ tuổi teen. Sẽ có ngày đứa con yêu thương bạn luôn bên bạn, và lại 1 ngày chúng có thể thốt lên câu “con ghét mẹ” và từ chối sự đồng hành của mẹ.

Câu nói này thực sự có sức nặng và khiến các bậc làm cha và làm mẹ hoảng sợ và căng thẳng. Chúng ta sẽ sớm có cảm giác chúng ta thất bại và thậm chí có thể tưởng tượng ra những điều tiêu cực.

Bạn biết đấy, trẻ em có thể thốt ra những lời làm “tê liệt” cha mẹ, và chúng ta lại thường chỉ có cách này duy nhất để đối phó.

Dù sao đi nữa, chúng ta cũng không nên cá nhân hoá hành vi của trẻ, thậm chí kể cả khi chúng ghét bạn. Khi bạn cá nhân hoá mọi thứ, bạn sẽ khiến cho mọi thứ nặng nề hơn và khó ứng xử với con lúc đó.

Điều cần làm lúc đó chỉ là dừng lại, hít thở sâu và bạn có thể nói: “ Giờ chúng ta sẽ không nói về việc con có ghét mẹ hay không. Giờ chúng ta dang bàn việc thực tế con cần phải làm bài tập”.

Bạn có thể tự hỏi bản thân mình: “ Giờ con tôi cần gì ở tôi”.

Hoặc có thể cả 2 cần 1 không gian riêng một chút. Nhưng cần lưu ý rằng không nên để tâm quá ngôn từ của trẻ em làm gì.

Hãy để mọi thứ trôi đi.

Trong suốt thời gian vị thành niên, bạn và trẻ sẽ liên tục đối diện với thử thách, nhưng hãy để mọi thứ trôi đi trong quá trình nuôi dạy con nhé.

Bản chất tự nhiên của mọi đứa trẻ là muốn tìm tòi thứ mới và muốn thách thức – và thường dẫn đến các hành vi phá nguyên tắc hoặc hành động không thích hợp. Điều này thực sự quan trọng khi cha mẹ không thể kết nối với con từ cảm xúc đến hành động.

Những phản ứng mang tính cảm xúc bao gồm: tội lỗi, xấu hổ, ngượng ngùng hoặc thất vọng. Là bậc cha mẹ, kể cả khi con cái lớn tuổi rồi, chúng ta cần lùi lại 1 chút và trở thành những người hướng dẫn / giáo viên khi đồng hành cùng con chơi các trò chơi cuộc đời. Chúng ta vẫn yêu con cái mình, nhưng ai cũng cần không gian riêng: thử nghiệm, phạm lỗi và chiêm nghiệm.

KẾT LẠI

Làm cha mẹ chưa bao giờ là điều dễ dàng và nuôi dạy con cái không đơn giản chút nào. Và mọi điều đều cần thời gian. Và điều quan trọng là chấp nhận những lựa chọn mình đã chọn và nỗi lo đi kèm.

Xem thêm những cách để giúp con tự tin hơn

  1. 8 chiến thuật để xây dựng sự tự tin của trẻ em học tiếng Anh

  2. Phát triển tư duy học ngoại ngữ

 

5/5 - (1 bình chọn)
.
.
.
.