.Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions) là một trong những điểm ngữ pháp cơ bản trong tiếng Anh. Chúng thường đi theo cặp và có mối liên hệ với nhau trong mỗi câu. Những liên từ này rất có giá trị trong việc sử dụng ở các cấu trúc song song ở cả ngôn ngữ viết và nói. Hiểu được cách sử dụng chúng giúp các bạn dễ diễn đạt ý tưởng chính xác và mạch lạc hơn. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Bài viết thuộc Hệ thống kiến thức tiếng Anh thi THPT Quốc gia
Mục lục bài viết
Định nghĩa liên từ tương quan – Correlative conjuctions
Liên từ tương quan (Correlative conjunctions) là một loại liên từ được sử dụng theo cặp để liên kết các phần có chức năng tương đương nhau trong một câu. Những cặp liên từ này phối hợp với nhau để kết nối các từ, cụm từ hoặc mệnh đề. Với mục đích nhấn mạnh hoặc tầm quan trọng nhằm hướng sự chú ý của người đọc đến hai thành phần được liên kết. Kiểu ngữ pháp này thường xuất hiện trong các cấu trúc song song.
Cấu trúc liên từ tương quan và ví dụ tương ứng
Dưới đây là một số liên từ tương quan thường được sử dụng nhiều trong văn nói và văn viết hàng ngày.
Liên từ tương quan Correlative Conjunctions – Phủ định
Neither … nor (không … không)
“Neither … nor” được sử dụng để diễn tả hai lựa chọn phủ định hoặc loại trừ nhau. Cặp liên từ này chỉ ra trong câu cả hai sự lựa chọn đều không hợp lệ hoặc không đúng.
Lưu ý: Động từ được chia theo chủ ngữ số hai của câu.
Ví dụ 1: Neither Jane nor John likes spinach. (Cả Jane và John đều không thích rau chân vịt.)
Trong câu này, cả Jane và John đều có quan điểm không đồng tình với rau chân vịt.
Ví dụ 2: Neither the teacher nor the students were aware of the surprise quiz. (Cả giáo viên và học sinh đều không biết về bài kiểm tra bất ngờ này.)
“Neither … nor” trong câu này, cho thấy cả giáo viên và học sinh đều không biết về bài kiểm tra.
Either … or (Không … hoặc không)
“Either … or” được dùng để mô tả hai cụm từ hoặc lựa chọn loại trừ nhau. Chỉ ra một trong hai lựa chọn là phù hợp trong khi cái còn lại là không phù hợp.
Ví dụ 1: You can either eat pizza or have a burger for dinner. (Bạn có thể ăn pizza hoặc ăn bánh mì kẹp thịt vào bữa tối.)
Người nói đang gợi ý rằng bạn có thể lựa chọn một trong hai nhưng không được lựa chọn cả hai.
Ví dụ 2: He must either apologize for his behavior or face the consequences. (Anh ta phải xin lỗi về hành vi của mình hoặc phải đối mặt với hậu quả.)
Trong ngữ cảnh này, “either … or” được dùng để thể hiện rằng anh ta chỉ có hai lựa chọn: xin lỗi hoặc sẽ phải gánh hậu quả.
Liên từ tương quan Correlative Conjunctions – Khẳng định
Both … and (cả … và)
Liên từ này dùng để kết nối 2 yếu tố được xem xét với nhau. Với mục đích nhấn mạnh sự quan trọng của cả 2 yếu tố.
Ví dụ 1: She is both intelligent and beautiful. (Cô ấy vừa thông mình lại vừa xinh đẹp.)
Trong câu này, “both … and” được dùng để nhấn mạnh rằng cô gái này vừa sở hữu sự thông minh và cả sự xinh đẹp.
Ví dụ 2: We can both study for the exam and go to the party tonight. (Chúng ta có thể vừa ôn thi vừa đi dự tiệc tối nay.)
Trong câu này, người ta chỉ ra rằng có thể thực hiện cả hai hoạt động.
Not only … but also (không những … mà con)
Liên từ tương quan này được sử dụng nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của hai yếu tố được liên kết với nhau. Nhấn mạnh rằng cả hai yếu tố đều đúng và có thể áp dụng được.
Ví dụ 1: This restaurant is known for not only its delicious food but also its friendly staff. (Nhà hàng này nổi tiếng không chỉ bởi đồ ăn ngon mà còn bởi đội ngũ nhân viên thân thiện.)
Ở đây, “not only … but also” nhấn mạnh 2 điều khiến nhà hàng này nổi tiếng: món ăn ngon và sự thân thiện của nhân viên.
Ví dụ 2: The new phone features not only a sleek design but also cutting-edge technology. (Chiếc điện thoại mới này không chỉ có thiết kế đẹp mắt mà còn có công nghệ tiên tiến.)
“Not only … but also” trong câu trên nhấn mạnh đặc tính của chiếc điện thoại vừa có thiết kế thời trang vừa có công nghệ tiên tiến.
Liên từ tương quan Correlative Conjunctions – Cấu trúc khác
Whether … or (liệu … hay)
Chúng dùng để diễn tả sự nghi vấn giữa hai vấn đề Chúng có thể chỉ ra rằng kết quả hoặc quyết định phụ thuộc vào lựa chọn nào.
Ví dụ 1: Whether you perfect coffee or tea, we have both available in the kitchen. (Dù bạn thích cà phê hay trà, chúng tôi đều có sẵn cả hai thứ trong nhà bếp.)
“Whether … or” nhấn mạnh sự lựa chọn giữa cà phê và trà, nhưng cả hai đều có sẵn.
Ví dụ 2: He couldn’t decide whether to go to the concert or stay home and rest. (Anh ấy không thể quyết định nên đi xem hòa nhạc hay ở nhà và nghỉ ngơi.)
Trong câu này, chúng thể hiện sự do dự của cá nhân giữa việc tham dự buổi hòa nhạc hay ở nhà nghỉ ngơi.
No sooner … than (Ngay khi … thì)
Chúng được sử dụng để chỉ ra một sự kiện hoặc hành động sẽ xảy ra ngay sau một sự kiện hoặc hành động khác. Nó thường được sử dụng để nhấn mạnh hành động diễn ra nhanh chóng và không có sự gián đoạn nào.
Ví dụ 1: No sooner had she finished her exam than she received a job offer. (Ngay sau khi cô ấy hoàn thành kỳ thi của mình, cô ấy đã nhận được một lời mời làm việc.)
Có nghĩa rằng là lời mời làm việc diễn ra ngay sau kỳ thi.
Ví dụ 2: No sooner had the clock struck midnight than the fireworks began. (Đồng hồ vừa điểm nửa đêm thì pháo hoa bắt đầu.)
“No sooner … than” để chỉ ra rằng pháo hoa bắt đầu ngay khi đồng hồ vừa điểm 12h.
Một số quy tắc
Cấu trúc song song: Các phần tử được kết nối bằng các liên từ tương quan phải có cấu trúc song song, nghĩa là chúng phải giống nhau về hình thức và chức năng. Điều này đảm bảo rằng câu văn rõ ràng và có cấu trúc tốt.
Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ: Khi liên từ tương quan liên kết hai thành phần chủ ngữ trong câu. Người đọc cần đảm bảo có sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ để tránh lỗi sai ngữ pháp. Đặc biệt đối với “both…and” thì động từ sẽ luôn được chia ở dạng số nhiều. Còn đối với câu sử dụng các liên từ như “either…or”, “neither…nor”, “not only…but also” thì động từ sẽ được chia theo chủ ngữ số 2.
Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và đại từ: Đại từ phải đồng ý về số lượng và ngôi vị với chủ ngữ. Điều này sẽ giúp duy trì tính đúng ngữ pháp và sự rõ ràng trong văn bản và lời nói của bạn. Khi chủ ngữ được kết nối bởi “neither…nor” hoặc “either…or” là số ít thì đại từ theo sau cũng phải là số ít và ngược lại. Còn đối với “both…and” thì đại từ luôn được chia số nhiều.
Thông qua bài viết vừa rồi, Tâm Nghiêm hy vọng bạn đã tích lũy thêm cho mình những kiến thức hữu ích. Các bạn hãy cố gắng luyện tập để thành thạo hơn nhé.
Một số ngữ pháp liên quan
Trật tự tính từ OSASCOMP trong tiếng Anh – Mẹo ghi nhớ
Câu hỏi đuôi Tag question cách sử dụng | Ngữ pháp cơ bản cho bé
Ngữ pháp Modal Verbs nâng cao – đầy đủ – chi tiết | Tâm Nghiêm