Chúng ta đều biết rằng kỹ năng viết là một kỹ năng quan trọng, thể hiện năng lực của học sinh. Ban khảo thí mong muốn có thể kiểm tra được học sinh có năng lực viết tới đâu, có khả năng ngữ pháp tốt ra sao, có khả năng hành văn ổn định như thế nào. Do vậy các bài thi như IELTS, TOEFL, PTE ra đời để đo lường năng lực WRITING của học sinh. Hôm nay Tâm Nghiêm sẽ cùng các bạn trao đổi cấu trúc bài thi IELTS WRITING nhé!
Cùng Tâm Nghiêm chia sẻ bí quyết và kinh nghiệm luyện thi Ielts tại nhà
Mục lục bài viết
Cấu trúc bài thi IELTS WRITING
Kỳ thi này kiểm tra 2 dạng bài:
-
- Writing task 1
- Writing task 2
Thí sinh sẽ bắt buộc phải làm 2 dạng bài này trong một tiếng đồng hồ. Giáo viên khuyên học sinh không nên dành quá nhiều thời gian vào Task 1, ít hơn 20 phút. Đồng thời nên tập trung toàn bộ thời gian vào Task 2. Giám khảo chấm thi sẽ chấm dựa trên các tiêu chí cơ bản như ngữ pháp và lượng từ vựng được yêu cầu sử dụng trong bài test. Khoảng 150 từ với Task 1, và khoảng 250 từ hoặc hơn đối với Task 2.
Kỳ thi Kỹ năng viết IELTS gồm có 2 loại chính
-
- IELTS academic (IELTS học thuật)
- IELTS general training (IELTS phổ cập/ phổ thông)
Cùng Tâm Nghiêm tìm hiểu sự khác biệt giữa 2 loại Writing này:
IELTS academic (IELTS học thuật)
Trong Task 1, một biểu đồ sẽ được cung cấp cho thí sinh. Thí sinh được yêu cầu viết/ mô tả/ báo cáo/ phân tích bản biểu đồ đó dựa trên ý hiểu của mình. Thí sinh nên tập trung tìm hiểu xem TREND chung của biểu đồ đó là gì. Từ đó lập kế hoạch viết khung bài viết, chứ không chỉ đơn giản là viết thô sơ một bài văn mô tả. Khá nhiều thí sinh mắc lỗi này do vậy, kết quả điểm thi chưa thực sự cao. Ngoài ra, để đạt được điểm cao, thí sinh cũng cần chú ý vào cách sử dụng và ứng dụng từ vựng sao cho chuẩn xác.
Trong Writing Task 2, thí sinh sẽ được yêu cầu viết một bài essay do giám khảo yêu cầu. Cho đến hiện tại, thí sinh thường xử lý 05 dạng chính của Writing Task 2 đó là:
Để nắm vững cách làm từng dạng, thí sinh cần thực sự đọc, nghe và phân tích rất nhiều trước khi bắt tay viết bài.
IELTS general training (IELTS phổ cập/ phổ thông)
Đối với các dạng bài IELTS tổng quát, thông thường ở Task 1, thí sinh sẽ được yêu cầu viết 1 email/ 1 lá thư về chủ đề do giám khảo lựa chọn. Bức email này có thể dành cho bất cứ ai, bạn bè, gia đình hoặc thậm chí là sếp trong công việc. Bức thư này thông thường khá đơn giản và thí sinh có thể xử lý dễ dàng.
Nhưng ở Task 2, giám khảo vẫn sẽ đưa cho ứng viên một bài viết luận, essay. Đối với dạng bài này, thí sinh sẽ được đánh giá về cách sử dụng ngôn ngữ chứ không hẳn là về các chủ đề nhất định. Do vậy, thí sinh vẫn cần đảm bảo ngôn ngữ viết, ngữ pháp và từ vựng trong bài.
Một số lời khuyên với cấu trúc bài thi IELTS Writing
Rất dễ dàng cho các ứng viên có thể vượt qua được các dạng bài ở Task 1. Hãy cẩn thận, chi tiết và có cái nhìn khái quát về bảng biểu đồ.
Task 2 yêu cầu ứng viên với kĩ năng viết tốt hơn, phải thận trọng hơn. Đảm bảo rằng các yếu tố ngữ pháp được kiểm tra chỉn chu và cẩn thận trong quá trình viết bài.
Những điểm cần nhớ
- Hãy cố gắng mô tả các thông tin một cách chính xác.
- Nhiệm vụ của chúng ta là mô tả dữ liệu chứ không phải đánh giá dữ liệu.
- Phải so sánh các thông tin ở trong bảng biểu đồ được đưa ra.
- Cố gắng không được lặp lại các từ vựng, thay vào đó nên sử dụng các từ đồng nghĩa.
- Hãy cẩn thận với mỗi câu viết ra. Đây được coi là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình đánh giá.
- Tránh các lỗi sai chính tả mang tính chất nhỏ.
Thí sinh sẽ có 60 phút để hoàn thành bài kiểm tra. Thí sinh sẽ có 20 phút đầu tiên đối với Task 1 và 40 phút để hoàn thành bài luận. Hoặc ứng viên hoàn toàn có thể sử dụng thời gian đầu để viết bài Task 2 trước, sau đó mới dành thời gian cho Task 1.
Để tiện theo dõi, chúng ta sẽ đi phân tích từng loại IELTS Writing – Academic và General:
Hình thức viết học thuật – Cấu trúc bài thi IELTS Writing
- Task 1: Ứng viên cần phải giải thích các xu hướng được quan sát trên bảng biểu đồ và so sánh dữ liệu hiển thị ở trên bảng biểu đồ đó. Ngoài ra, ngôn ngữ sử dụng cần phải chính xác và mang tính hàn lâm. Ngôn ngữ nói trong bài này sẽ không được đánh giá cao và làm cho thí sinh bị điểm thấp.
- Task 2: Phần bài viết này sẽ tập trung đánh giá năng lực của thí sinh khi giải thích một chủ đề học thuật nào đó. Bằng việc đưa ra ví dụ và các lập luận học thuật. Đồng thời đưa ra cách sử dụng ngôn ngữ chính xác, thể hiện rằng thí sinh có khả năng đọc hiểu và phân tích. Từ đó có thể hình thành nên một bài văn chỉn chu, dễ hiểu, và chuẩn chỉnh ngữ pháp.
Hình thức viết tổng quát – Cấu trúc bài thi IELTS Writing
- Task 1: Tương tự như phần bài thi học thuật, tuy nhiên thì ở hình thức kiểm tra tổng quát, thí sinh sẽ được yêu cầu để sắp xếp lại câu văn nhằm mục đích viết thư. Phần mở đầu – kết thúc của câu văn, khả năng sử dụng ngôn ngữ sẽ được kiểm tra chặt chẽ. Như vậy có thể nhìn nhận thấy rằng. Đối với phần thi học thuật, thí sinh được yêu cầu kiểm tra khả năng phân tích, đánh giá, không đưa ý kiến chủ quan. Thì ở phần thi tổng quát, thí sinh đưa ra các thông tin mang tính chất chủ quan, mô tả chung và nói chung về cuộc sống hàng ngày.
- Task 2: Đối với phần này, thí sinh được kiểm tra khả năng liên kết 2 câu của tiếng anh? Mở đầu câu văn như thế nào và kết thúc đoạn văn như thế nào. Đồng thời thể hiện rõ được cách sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác Máy sẽ giúp cho thí sinh đạt điểm cao.
Kết luận
Bài viết của thí sinh sẽ được đánh giá bởi các giám khảo có kinh nghiệm giảng dạy và có chứng chỉ IELTS cao. Đó là những người được các trung tâm khảo thí mời về để đánh giá bài viết. Tổng số điểm thí sinh nhận được sẽ rơi vào thang điểm từ 1- 9. Thí sinh có thể tìm hiểu về thang điểm quy chiếu IELTS ở trong các bài viết khác.
Trên đây là các thông tin tổng quát về kỹ năng viết và bài viết thi IELTS nói chung. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác:
Cách cải thiện IELTS WRITING cho người mới học hiệu quả
Các lỗi sai thường gặp trong IELTS Writing cần lưu ý khi làm bài